Những năm gần đây, ngành chế biến gỗ của Việt Nam có sự tăng trưởng đáng kể. Chỉ riêng năm ngoái, ngành đã đạt doanh thu 8 tỷ USD, tăng 10% tương đương 7,3 tỷ USD so với trong năm 2016.
Sự tăng trưởng phi thường của nước ta trong thập kỷ qua đã khiến Việt Nam trở thành một đối thủ đáng gờm vượt qua Trung Quốc với tư cách là cường quốc sản xuất của thế giới.
Ngành gỗ và sản phẩm gỗ hiện là thị trường xuất khẩu thứ sáu của Việt Nam và chiếm khoảng 6% thị phần toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam đang đứng thứ 5 trên toàn cầu, đứng thứ hai ở châu Á và đứng đầu trong số các nước khối ASEAN về hàng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ.
Với các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ổn định chính trị trong nước và nhu cầu ngày càng tăng về đồ nội thất trên thế giới, Việt Nam đang có sự tăng trưởng chưa từng thấy. Hơn nữa, Luật Lâm nghiệp năm 2017 cũng đã tạo ra một môi trường thuận lợi vì các Hiệp định thương mại tự do mới làm tăng thuế đối với các sản phẩm thô.
Với đơn vị tổ chức là Tập đoàn Tạp chí Panels & Furniture và Hiệp hội Nội thất Bình Dương (BIFA), hai thương hiệu có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực gỗ và chế biến gỗ Đông Nam Á.
Trong gần hai thập kỷ qua, Tập đoàn Tạp chí Panels & Furniture đã cung cấp nhiều thông tin kịp thời, kích thích tư duy cho độc giả toàn cầu về lĩnh vực gỗ. Năm danh hiệu dưới sự bảo trợ của Tập đoàn bao gồm Panels & Furniture Châu Á, Panels & Furniture Trung Quốc, Gỗ Kiến trúc, Gỗ cứng Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á và Gỗ cứng Hoa Kỳ Trung Quốc. Tập đoàn cũng là đơn vị tổ chức chương trình hội chợ Sylva Wood ở Thượng Hải.
Trong gần hai thập kỉ qua, Tập đoàn Panels & Furniture đã cung cấp nhiều thông tin kịp thời, kích thích tư duy cho độc giả toàn cầu về lĩnh vực gỗ. Tập đoàn phát hành năm ấn phẩm gồm: Panels & Furniture Asia, Panels & Furniture China, Wood in Architecture, American Hardwood Southeast Asia and American Hardwood China. Tập đoàn cũng là người tổ chức hội chợ Sylva Wood ở Thượng Hải.
BIFA đại diện cho ngành chế biến gỗ ở Bình Dương. Hiệp hội hỗ trợ các thành viên phát triển thị trường, sản phẩm, nguyên liệu và công nghệ. Hiệp hội hợp tác với chính phủ trong quá trình xây dựng chính sách pháp luật thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chế biến gỗ. BIFA cũng hợp tác chặt chẽ và kết nối với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Đồng Nai (DOWOOHA), Hiệp hội Gỗ và Rừng Bình Định (FPD Binh Dinh). Điều này đảm bảo BIFA được kết nối với ngành chế biến gỗ trên toàn quốc.
Cùng với đó, các mối quan hệ đối tác sẽ được mở rộng tại lễ khai mạc BIFA WOOD Việt Nam. Hội chợ diễn ra tại Bình Dương - trung tâm của ngành gỗ Việt Nam, phía Nam Việt Nam, cách TP. Hồ Chí Minh khoảng một giờ đồng hồ. Nơi đây là trung tâm sản xuất đồ nội thất, nơi có môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi. Bình Dương thu hút các doanh nghiệp chế biến gỗ và có tốc độ tăng trưởng hàng năm 12,6%. Năm 2017, năng suất các sản phẩm gỗ và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng sản lượng gỗ của Việt Nam.
Đến với BIFA WOOD VIETNAM, sẽ có vô vàn khả năng mở ra cho các doanh nghiệp muốn khai thác hay mở rộng thị trường Việt Nam.
Lễ khai mạc BIFA WOOD VIETNAM, sẽ diễn ra từ ngày 24 - 27 tháng 10.
Xem thêm thông tin chi tiết tại: http://bifawoodvietnam.com/trang-chu/
Nguồn: http://goviet.org.vn/bai-viet/bifa-wood-viet-nam-mo-co-hoi-cho-cac-doanh-nghiep-muon-khai-thac-thi-truong-viet-nam-8890