Ngành gỗ hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP?

Thị trường Canada đã đồng ý xóa bỏ thuế quan đối với nhiều mặt hàng gỗ Việt ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Một số sản phẩm cụ thể như, ván sàn, gỗ thanh đang chịu thuế 3,5%; các sản phẩm như ván dán, ván ghép, khung tranh, khung cửa và nhất là đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ đang chịu thuế nhập khẩu dao động từ 6% đến 9,5%.

Mexico hiện chưa phải là thị trường lớn của Việt Nam do mức thuế nhập khẩu áp cho đồ gỗ là khá cao, dao động từ 10-15%. Tuy nhiên, Mexico đã đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu cho toàn bộ các sản phẩm gỗ, bao gồm cả ván dán, ván dăm, gỗ thanh, ván sàn và đồ nội thất, ngoại thất với lộ trình tối đa là 10 năm. Cơ hội sẽ lớn dần theo thời gian, khi mức thuế được giảm dần về 0% theo lộ trình.

Một hiệp định quan trọng khác mà Việt Nam chuẩn bị ký kết trong đầu năm tới là Hiệp định EVFTA, giữa EU và Việt Nam. Hiện 2 bên cùng hy vọng sẽ ký được 2 hiệp định vào đầu quý I/2019, sau đó trình ra Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam để xin phê chuẩn. Nếu việc phê chuẩn EVFTA diễn ra suôn sẻ trong nửa đầu 2019 thì đây sẽ là tin vui với cộng đồng chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam bởi EU là thị trường hết sức quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào EU năm 2017 là gần 750 triệu USD trong khi dung lượng thị trường này khoảng 80 - 90 tỉ USD/ năm. Sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chiếm chưa đầy 1% thị trường này nên tiềm năng phát triển là rất lớn khi EVFTA được đưa vào thực thi.

Các sản phẩm sẽ được hưởng lợi nhất là ván dán thuế hiện hành 7-10% sẽ về 0% sau 5 năm; ván dăm thuế hiện hành 7%, về 0% sau 5 năm, gỗ thanh thuế hiện hành 3-4%, về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và đồ gỗ dùng cho nhà bếp thuế hiện hành 2,7%, được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch HAWA, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc là cơ hội lớn cho ngành sản xuất gỗ Việt Nam gia tăng số lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ vì hiện nay thuế suất của chúng ta vào Mỹ là 0%. Năm 2019 là thời điểm của ngành công nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam, hội tụ các yếu tố cần thiết để tạo ra sự đột phá, trở thành ngành mũi nhọn và hướng tới sự hình thành trung tâm gỗ - nội thất của thế giới tại Việt Nam.

“Chúng ta sẽ trở thành công xưởng lớn để thiết kế và sản xuất đồ gỗ tốt nhất cho thế giới, từng bước chiếm lĩnh khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng và xây dựng thương mại cho ngành phân phối đồ nội thất trên thế giới. Chúng ta có quyền hy vọng Việt Nam sẽ sớm trở thành nhà cung ứng chính cho các công trình nội thất lớn trên thế giới”, ông Khanh chia sẻ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh vẫn cẩn trọng, còn quá sớm để khẳng định chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam, trong khi Hiệp định CPTPP hay EVFTA lại mang thuận lợi nhưng cũng kèm cả rủi ro, thách thức.


Mexico hiện chưa phải là thị trường lớn của Việt Nam do mức thuế nhập khẩu áp cho đồ gỗ là khá cao, dao động từ 10-15%. Tuy nhiên, Mexico đã đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu cho toàn bộ các sản phẩm gỗ, bao gồm cả ván dán, ván dăm, gỗ thanh, ván sàn và đồ nội thất, ngoại thất với lộ trình tối đa là 10 năm. Cơ hội sẽ lớn dần theo thời gian, khi mức thuế được giảm dần về 0% theo lộ trình.

Một hiệp định quan trọng khác mà Việt Nam chuẩn bị ký kết trong đầu năm tới là Hiệp định EVFTA, giữa EU và Việt Nam. Hiện 2 bên cùng hy vọng sẽ ký được 2 hiệp định vào đầu quý I/2019, sau đó trình ra Nghị viện châu Âu và Quốc hội Việt Nam để xin phê chuẩn. Nếu việc phê chuẩn EVFTA diễn ra suôn sẻ trong nửa đầu 2019 thì đây sẽ là tin vui với cộng đồng chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam bởi EU là thị trường hết sức quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào EU năm 2017 là gần 750 triệu USD trong khi dung lượng thị trường này khoảng 80 - 90 tỉ USD/ năm. Sản phẩm gỗ của Việt Nam mới chiếm chưa đầy 1% thị trường này nên tiềm năng phát triển là rất lớn khi EVFTA được đưa vào thực thi.

Các sản phẩm sẽ được hưởng lợi nhất là ván dán thuế hiện hành 7-10% sẽ về 0% sau 5 năm; ván dăm thuế hiện hành 7%, về 0% sau 5 năm, gỗ thanh thuế hiện hành 3-4%, về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực và đồ gỗ dùng cho nhà bếp thuế hiện hành 2,7%, được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Còn theo ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch HAWA, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc là cơ hội lớn cho ngành sản xuất gỗ Việt Nam gia tăng số lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ vì hiện nay thuế suất của chúng ta vào Mỹ là 0%. Năm 2019 là thời điểm của ngành công nghiệp đồ gỗ và nội thất Việt Nam, hội tụ các yếu tố cần thiết để tạo ra sự đột phá, trở thành ngành mũi nhọn và hướng tới sự hình thành trung tâm gỗ - nội thất của thế giới tại Việt Nam.

“Chúng ta sẽ trở thành công xưởng lớn để thiết kế và sản xuất đồ gỗ tốt nhất cho thế giới, từng bước chiếm lĩnh khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng và xây dựng thương mại cho ngành phân phối đồ nội thất trên thế giới. Chúng ta có quyền hy vọng Việt Nam sẽ sớm trở thành nhà cung ứng chính cho các công trình nội thất lớn trên thế giới”, ông Khanh chia sẻ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh vẫn cẩn trọng, còn quá sớm để khẳng định chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là cơ hội lớn cho ngành gỗ Việt Nam, trong khi Hiệp định CPTPP hay EVFTA lại mang thuận lợi nhưng cũng kèm cả rủi ro, thách thức.