Hội thảo tổ chức ngày 26/9, với sự tham gia của nhiều HTX sản xuất gỗ trong tỉnh, các công ty cổ phần gỗ, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh...
Mỗi năm, rừng U Minh Hạ khai thác khoảng 45.000 m3 gỗ.
Cà Mau có tổng diện tích đất lâm nghiệp 165.000 ha, gồm khu vực rừng ngập mặn và cụm đảo 110.000 ha, khu vực rừng U Minh Hạ 55.000 ha. Trong đó, diện tích rừng keo lai hiện có 9.000 ha, dự kiến đến năm 2020 là 12.000 - 15.000 ha.
Diện tích rừng khai thác hằng năm khoảng 3.500 ha, trong đó khu vực U Minh Hạ khoảng 2.000 ha với sản lượng 45.000 m3/năm.
Sản phẩm rừng trồng chưa có đầu ra ổn định, giá cả lâm sản vài năm trở lại đây sụt giảm liên tục, đang gây ra khó khăn, thách thức cho người trồng rừng.
Hội thảo đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quan trọng cho mô hình liên kết thị trường gỗ Cà Mau như: tận thu đúng từng loại gỗ; trồng rừng cây keo lai loại giống cây cấy mô để hạn chế dịch bệnh, đảm bảo được năng suất, chất lượng đáp ứng tốt cho nhu cầu gỗ của các công ty chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, các bên có liên quan cần thông tin với nhau về gỗ để chủ động hơn trong quá trình khai thác, vận chuyển...
Các công ty chế biến xuất khẩu gỗ cho rằng, tất cả sản phẩm từ gỗ sẽ được tận thu và sử dụng gần như không bỏ thứ gì, kể cả vỏ cây keo lai bóc ra. Cùng với xuất khẩu, gỗ có chứng chỉ gỗ hợp pháp, có xuất xứ hẳn hoi thì cơ hội làm giàu của người trồng rừng là rất lớn.
Nguồn: http://baocamau.com.vn/kinh-te/xuc-tien-lien-ket-va-phat-trien-thi-truong-go-ca-mau-57191.html